Máy hàn bấm có tên gọi khác là máy hàn điểm/ hàn chập, là loại máy hàn được ứng dụng nhiều trong hàn dân dụng và hàn công nghiệp. Loại máy bấm này có những đặc điểm như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Máy hàn bấm hay máy hàn điểm/ máy hàn chập, là loại máy hàn chuyên dùng để bấm hàn các loại inox, tôn, sắt để hỗ trợ trong các ngành xây dựng, kỹ thuật, ô tô...
Phương pháp hàn điểm liên kết các vật liệu mà các mối hàn không thực hiện liên tục (chỉ thực hiện theo từng điểm hàn riêng biệt). Để thực hiện việc liên kết này, máy sẽ có lượng nhiệt được sinh ra do điện trở của dòng điện truyền qua bề mặt hàn.
Dòng điện sử dụng cho máy hàn bấm thường là dòng điện xoay chiều. Quá trình hàn bấm sẽ làm các chi tiết hàn dạng tấm được xếp chồng lên nhau.
Các tấm hàn của máy hàn bấm được đặt giữa hai điện cực hàn. Sau khi thợ hàn ép sơ bộ và đóng điện, dòng điện trong mạch chủ yếu tập trung ở một diện tích nhỏ trên mặt tiếp xúc giữa hai tấm nằm giữa các điện cực, nung nóng kim loại đến trạng thái nóng chảy. Tiếp theo, máy ép hai phía tạo nên điểm hàn.
Phương pháp hàn hai phía này, mỗi lần hàn chỉ cho phép hàn được một điểm hàn giữa hai tấm, nhưng có thể được các tấm dày hoặc hàn cùng một lúc nhiều tấm xếp chồng.
Hàn một phía là hai điện cực của máy hàn bấm bố trí cùng một phía so với vật hàn. Sự nung nóng các điểm hàn là do dòng điện chạy qua tấm dưới của vật hàn.
Sau khi điểm hàn được nung chảy, tiến hành ép với lực ép đủ lớn ta nhận được hai
điểm hàn. Với hàn một phía, cùng một lúc ta có thể hàn được từ hai hoặc nhiều điểm hàn.
Máy hàn bấm gồm các bộ phận sau: khung máy, bộ tạo lực ép, máy biến áp, điện cực, hệ thống làm mát… Trong đó, các bộ phận chính bao gồm:
Biến áp hàn: là một thiết bị điện từ tính, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi. Đầu vào của biến áp được nối với lưới điện, được gọi là đầu sơ cấp.Đầu ra của biến áp được nối với điện cực được gọi là đầu thứ cấp.
Bộ để điều khiển chu trình và dòng điện hàn.
Điện cực hàn: Được chế tạo từ đồng hợp kim, chịu nhiệt, chống mài mòn, duy trì dòng hàn ổn định.
Hệ thống tạo lực ép: gồm một xi lanh khí nén, bộ dẫn hướng có tác dụng tạo lực ép lên mối hàn trong quá trình hàn.
Ngoài ra tùy theo từng loại máy hàn bấm khác nhau sẽ còn có các bộ phận khác như:
Phần dây mềm
Trục ngang (có tác dụng truyền lực ép tới điểm hàn)
Giá đỡ điện cực
Hệ thống đạp chân
Mạch điều khiển của máy hàn bấm/điểm là bo mạch sử dụng nhiều trong máy hàn công nghiệp. Bo mạch này có chức năng điều khiển kích mở cho hai SCR(Thyristor) để tiến hành cấp điện vào cuộn dây sơ cấp biến thế của máy hàn điểm. Nguồn điện ra của máy hàn sẽ tùy thuộc vào việc người dùng kích mở SCR thông qua bo mạch điều khiển.
Bo mạch được cấu tạo bởi 5 phần chính như sau.
Phần nguồn: Có cấu tạo 3 giắc cắm, được kết nối vào nguồn xoay chiều AC 15:0:15 hoặc 12:0:12 từ biến thế 2A-3A.
Phần chỉnh dòng hàn: Giắc chỉnh dòng hàn gồm 4 chân và được kết nối với bộ chỉnh dòng của bo mạch. Người dùng có thể điều chỉnh dòng của máy hàn bấm thông qua bộ nút nhấn (hộp số) hoặc biến trở Volume 10K.
Phần chỉnh thời gian ngưng hàn: Giắc này gồm 2 chân, tương tự phần chỉnh dòng của bo mạch, người dùng cũng có thể điều chỉnh thời gian ngưng hàn của máy hàn điểm kể từ khi nhận lệnh hàn thông qua bộ điều chỉnh nút nhấn hoặc biến trở Volume 100K.
Phần kích mở: Là giắc 2 chân và thường được kết nối với một công tắc hành trình để cấp tín hiệu kích mở bo điều khiển hoạt động.
Phần kết nối SCR: Giắc này gồm 4 chân được kết nối với các chân G1, K1, G2, K2 của 2 SCR (Thyristor) có nhiệm vụ cấp tín hiệu kích mở cho 2 SCR của máy hàn bấm.
Khi bo mạch điều khiển của máy hàn bấm gặp vấn đề sẽ khiến máy không thể hoạt động, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị.
Khi người dùng đạp thanh đạp chân của máy, thanh đạp này di chuyển xuống dưới sẽ đóng mở công tắc của quá trình hàn. Tín hiệu từ công tắc của máy sẽ kích mở bo điều khiển để máy hàn hoạt động. Bo điều khiển sẽ cấp tín hiệu mở cho dòng điện chạy vào máy biến áp hàn thông qua các chân G,K của SCR.
Người dùng sẽ tùy chỉnh cường độ dòng hàn phụ thuộc vào trị số ở phần chỉnh dòng hàn. Dòng hàn của máy hàn bấm/hàn điểm sẽ tập trung ở một diện tích nhỏ và nung nóng kim loại nóng chảy sau đó tạo lực ép đủ lớn tới vật liệu ép để hình thành điểm hàn.
Thời gian máy hàn hoạt động sẽ phụ thuộc vào thời gian người dùng thiết lập phần chỉnh thời gian ngưng hàn. Thông thường mức thời gian này được thiết lập khoảng 1-5 giây phụ thuộc vào độ dày và vật liệu hàn.
Do nguyên lý hoạt động đặc biệt nên máy hàn bấm/điểm/chập này được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất, chế tạo gia dụng… Máy giúp người dùng thi công và sản xuất những sản phẩm và công trình phức tạp, yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ.
Máy được ứng dụng nhiều trong:
Ứng dụng phổ biến nhất là hàn điểm tiếp xúc trong công nghiệp ô tô, đóng tàu…
Chế tạo máy móc và robot như: Robot chuyển hàng pallet, robot sơn...
Hàn thép tấm, hàn sắt trong kết cấu xây dựng.
Hàn sửa các chi tiết trong hàn dân dụng.
Sửa chữa các loại vỏ xe, khung xe bị lõm hoặc biến dạng do tai nạn.
Hàn các đầu mối giữa những loại máy công nghiệp như: máy rang xay cafe, máy làm bún...
Hàn bu lông, đinh vít...
Máy hàn bấm có những ưu nhược điểm riêng, đó là:
Tốc độ hàn bấm nhanh, khả năng hàn liên tiếp tốt.
Tạo được liên kết hàn kín.
Máy phù hợp trong công nghệ tự động hóa, phù hợp dây chuyển tăng năng suất lao động.
Năng suất sử dụng máy cao hơn so với hàn điểm thủ công.
Máy điều khiển dễ dàng, chính xác, cho kết quả hàn đúng yêu cầu.
Tốc độ mối hàn cao, chất lượng tốt.
Hàn được cả chi tiết mỏng đến rất mỏng.
Quá trình hàn không cần dùng khí bảo vệ hay thêm kim loại phụ.
Khả năng làm nguội nhanh vùng mối hàn thông qua truyền dẫn nhiệt nhanh.
Không yêu cầu cao đối với người vận hành máy.
Hàn được đa dạng kim loại khác nhau.
Đảm bảo an toàn cho người dùng: Do máy dẫn điện, đạm bảo mạch điện kín giữa các thiết bị hàn, điện cực và kim loại nên quy trình thực hiện an toàn cho người hàn.
Ít gây biến dạng, cong vênh vật liệu hàn.
Giá thành cho một thiết bị hàn điểm/hàn bấm và các đồ gá lắp đi kèm lớn. Giá máy hàn điểm công nghiệp thường giao động từ 10 - 200 triệu đồng tùy vào thương hiệu, tải trọng và công dụng.
Người vận hành thiết bị cần hiểu biết cơ bản về máy cũng như cách điều khiển để đảm bảo quá trình vận hành tốt nhất.
Khả năng hàn chi tiết có độ dày lớn khó.
Kết cấu máy lớn và cồng kềnh vì vậy thường được đặt cố định tại một vị trí, ít khi di chuyển.
Một số vật liệu hàn đòi hỏi yêu cầu cao trong chuẩn bị bề mặt hàn.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại máy hàn bấm với công suất phù hợp với xưởng/đơn vị mình. Dưới đây là 2 loại máy hàn bấm từ thương hiệu Hồng Ký Việt Nam được lựa chọn nhiều nhất:
Máy hàn bấm Hồng Ký HB10K (10KVA) là sản phẩm máy hàn bấm được sản xuất bởi công ty Hồng Ký Việt Nam. Loại máy này chuyên được dùng để bấm tôn, sắt, inox… trong ngành xây dựng, kỹ thuật sắt và đóng tàu.
Máy hàn điểm Hồng Ký HK-HB10KB thực hiện hàn điểm có bề dày 0.5 - 3,5mm với chiều dài tâm bấm là 400mm, hàn tốt các vật liệu mỏng. Máy dùng tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên được ưu tiên lựa chọn nhiều trên thị trường.
Giá tham khảo: 14.433.000 đồng.
Hồng Ký HK HB04KB là máy hàn chập/bấm/điểm có khả năng vận hành liên tục, đáp ứng tốt tải trọng công việc tại các xưởng chế tạo sắt, thép. Máy có khả năng hàn bấm tốt các vật liệu tôn, sắt, thép… với độ dày lên tới 2,5mm. Máy có công suất hoạt động 4KVA cho phép hàn nhanh chóng và hiệu quả.
Giá tham khảo: 11.656.000 đồng.
Máy Đo Chuyên Dụng tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm máy hàn bấm/điểm/chập chính hãng, chất lượng trên thị trường. Để lựa chọn các sản phẩm máy hàn bấm phù hợp nhất, mời bạn liên hệ hotline để biết thêm thông tin chi tiết.
Hà Nội: 0904810817- 0902148147
Sài Gòn: 0979244335-0986568014
>>> XEM THÊM:
Cách chọn máy hàn công nghiệp cho xưởng, công trình lớn tốt nhất 2021
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét