Mosfet và IGBT là hai công nghệ được sử dụng nhiều nhất trong các loại máy hàn điện tử hiện nay. Liệu loại máy hàn nào cho hiệu quả công việc tốt hơn? Cùng mayhanjasicchinhhang.blogspot.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Công nghệ Mosfet là từ viết tắt của Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor, chỉ loại máy hoạt động dựa trên các hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện và đáp ứng sự tương xứng giữa điện trở kháng và các nguồn tín hiệu.
Các loại máy hàn điện tử trang bị công nghệ Mosfet đều có cấu tạo chung gồm 3 phần được chia trên 3 bo mạch khác nhau, mỗi một bo mạch lại có một nhiệm vụ riêng biệt.
Hình ảnh cấu tạo công nghệ Mosfet
Bo mạch ở số 1 có nhiệm vụ tích điện và chuyển đổi dòng điện từ 220V thành dòng điện 1 chiều.
Bo mạch ở số 2 có nhiệm vụ chỉnh dòng điện theo các mức khác nhau.
Bo mạch ở số 3 có nhiệm vụ điều chỉnh đầu ra của dòng điện theo các mức khác nhau, từ đó tác động đến độ mạnh hay yếu của tia lửa điện. Ở vị trí số 3 có các con “sò công suất” có tác dụng đưa dòng điện ra ngoài với cường độ mạnh nhất. Máy hàn càng nhiều sò công suất sẽ càng khỏe và bền.
Các loại máy hàn sử dụng công nghệ hàn Mosfet được đánh giá có tuổi thọ làm việc lâu dài hơn so với máy hàn truyền thống thông thường.
Máy hàn công nghệ Mosfet cho khả năng vận hành, cường độ dòng điện và tần suất hoạt động tốt hơn so với máy hàn công nghệ IGBT.
Số lượng máy hàn nhiều, dễ so sánh và lựa chọn.
Giá thành rẻ, việc sửa chữa không quá phức tạp.
Khả năng chịu tải dòng kém hơn so với máy hàn công nghệ IGBT.
Điện trở MOSFET cao hơn nhiều so với IGBT
Công nghệ hàn điện tử IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor) là một mạch điện có cấu tạo bao gồm các Transistor được tạo nên bởi những linh kiện bán dẫn công suất 3 cực.
Các Transistor có trong mạch IGBT có điểm đặc trưng đó là sở hữu khả năng đóng cắt nhanh của công nghệ hàn Mosfet cũng như có khả năng chịu tải lớn hơn nhiều so với thông thường để hạn chế những sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình vận hành của các thiết bị hàn.
Máy hàn sử dụng công nghệ IGBT có khả năng chịu tải rất ấn tượng. Công nghệ này thường được dùng trong các mạch biến tần.
Loại máy hàn này có khả năng đáp ứng yêu cầu mức công suất điều khiển rất nhỏ. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép người dùng đóng ngắt mạch bằng cách đặt điện áp điều khiển lên hai cực G và E.
Khả năng chịu tải tốt hơn so với công nghệ hàn Mosfet.
Đáp ứng được tốt cho các máy hàn có dòng tải lớn.
Hệ thống điều khiển và chức năng dễ sử dụng, dễ dàng đóng ngắt.
Có tần suất hàn nhỏ hơn so với công nghệ hàn Mosfet. Do đó, với các công việc hàn yêu cầu tần suất cao thì công nghệ Mosfet sẽ là lựa chọn ưu tiên hơn.
Nguy cơ sụt áp lớn hơn khi hoạt động ở tần số cao.
Việc lựa chọn máy hàn công nghệ Mosfet hay IGBT sẽ phụ thuộc vào nhu cầu công việc. Đối với công việc hàn yêu cầu mức tần số nhỏ thì các loại máy hàn trang bị công nghệ IGBT sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Đối với các công việc hàn ghép nối yêu cầu mức tần số lớn cùng với các mạch nguồn điều biến độ rộng xung thì lúc này Mosfet sẽ là phương án hợp lý hơn cả.
Trên đây là tổng hợp về công nghệ hàn Mosfet và IGBT. Mỗi công nghệ lại có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại công nghệ thích hợp nhất.
>>> XEM THÊM: 5 lỗi máy hàn Mig thường gặp và cách khắc phục
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét