Sau một quá trình sử dụng, việc mũi hàn bị đen, thời gian gia nhiệt ngày càng lâu và mũi hàn không ăn thiếc là điều không tránh khỏi. Vậy mối hàn không ăn thiếc là do nguyên nhân nào gây ra và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mỏ hàn không ăn thiếc chính là do mũi hàn bị ôxy hóa. Việc mỏ hàn bị ôxy hóa lại do nhiều tác nhân gây ra, cụ thể:
- Không tráng thiếc mỏ hàn sau khi sử dụng lần đầu hoặc sau khi sử dụng
- Gia nhiệt đầu mỏ hàn quá mức độ cho phép
- Không tắt mỏ hàn sau khi làm việc xong hoặc khi nghỉ ngơi
- Không vệ sinh đầu mỏ hàn trong khoảng thời gian dài
- Để mỏ hàn tiếp xúc với các tạp chất khác ngoài nhựa thông và thiếc hàn
- Sử dụng nhựa thông và thiếc hàn chất lượng kém
- Sử dụng các đầu mỏ hàn kém chất lượng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mỏ hàn không ăn thiếc chính là do mũi hàn bị ôxy hóa |
Sau đây là cách khắc phục tình trạng oxy hóa ở từng trường hợp trên, giúp bảo vệ mũi hàn của bạn tốt nhất và đạt được tuổi thọ cao nhất
- Tráng thiếc mỏ hàn
Ở lần sử dụng đầu tiên, cần gia nhiệt và chấm mỏ hàn vào nhựa thông để cho nhựa thông phủ đều xung quanh mỏ hàn và áo lớp thiếc xung quanh để giảm thiểu khả năng oxy hóa mcủa ỏ hàn. Có thể dùng thiếc từ bảng mạch PCB cũ cho đơn giản và tiết kiệm. Sau khi sử dụng xong có thể thêm lớp thiếc để tăng khả năng bảo quản
- Gia nhiệt mỏ hàn
Mỗi loại vật liệu sẽ có một mức chiệu nhiệt riêng, cần gia nhiệt hợp lý bởi gia nhiệt quá mức cho phép sẽ làm mỏ hàn bị đen và dễ bị oxy hóa
- Tắt mỏ hàn
Việc quên tắt mỏ hàn sẽ khiến mỏ hàn bị giảm chất lượng và hao hụt nhanh chóng vì quá trình oxy hóa diễn ra trong điều kiện nhiệt độ cao và kéo dài. Tốt nhất nên tắt mỏ hàn khi không sử dụng trong 3 – 5 phút hoặc sau khi làm xong việc, việc này sẽ giúp cải thiện tuổi thọ của đầu mũi hàn một cách đáng kể đấy
- Vệ sinh đầu mỏ hàn
Nên vệ sinh đầu mỏ hàn bằng bọt biển hoặc bùi nhùi đồng giúp loại tạp chất sau quá trình hàn, giúp bảo vệ sản phẩm
- Để mỏ hàn tiếp xúc với các tạp chất khi hàn
Trong quá trình hàn, phải để mũi hàn tiếp xúc nhựa thông và thiếc hàn, khi không sử dụng nên để mỏ hàn lên giá đỡ, tránh cho đầu mỏ hàn tiếp xúc với các chất liệu khác xung quanh để tránh lây nhiễm tạp chất
Bên cạnh đó, cần lựa chọn loại nhựa thông và thiếc hàn chất lượng, giúp hạn chế việc lây nhiễm tạp chất lên mũi hàn, đồng thời tránh chọn các loại chì hàn kém chất lượng gây ảnh hưởng sức khỏe
- Sử dụng mỏ hàn kém chất lượng
Không sử dụng các mũi hàn quá kém chất lượng, nếu công việc của bạn sử dụng nhiều nên chọn các đầu mỏ hàn xịn mạ crom hoặc hợp kim giúp chống oxy hóa hiệu quả nhất
Bước 1: Sử dụng giấy nhám mịn loại bỏ phần phần oxy hóa bị đen ở xung quanh mũi hàn
Tùy vào độ bám bẩn mà chọn các loại giấy có độ grit khác nhau ở
Cố định giấy nhám lên bề mặt phẳng để mài đều tay hơn
Bước 2: Tiến hành mạ thiếc mỏ hàn
- Sử dụng tay kẹp để cố định mỏ hàn một cách dễ dàng
- Quấn thiếc hàn ở xung quanh đầu vừa được mài ở bước trên, sử dụng kìm để cuộn thiếc một cách chặt nhất. Lưu ý không để tay chạm lên phần đầu của mỏ hàn vừa mài, mồ hôi từ tay có thể làm bẩn bề mặt và làm thiếc hàn tụ lại điểm đo do sức căng của bề mặt
- Sử dụng kìm để kẹp chặt chì hàn đảm bảo cuộn dây đã quấn chặt
- Làm nóng mỏ hàn lên 350ºC và đợi chì hàn chảy ra
-Tiến hành nghiêng mỏ hàn để cho thiếc hàn phủ đều xung quanh
- Làm sạch phần chì còn dư
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét